Muốn mình vượt trội! Phải biết cách suy nghĩ khác biệt!



Đây là một bài viết mình đọc hồi còn là sinh viên cách đây cũng đã 3 - 4 năm của anh Hùng viết trên duyhunghd6.net. Theo cảm nhận của mình, bài viết đã phản ánh tương đối đúng về rất nhiều sinh viên công nghệ hiện nay. Mình xin được trích dẫn, giữ nguyên font chữ của tác giả, các bạn cùng đọc và thảo luận với mình nhé:

Mày học có vất vả không? - tôi hỏi thằng bạn thân của mình sau khi nó vừa trải qua 1 tháng chính thức là sinh viên Đại học Xây dựng (sau khi thi lại - và đã đỗ).

- Bọn tao học từ thứ 2 đến thứ 7. Phải đi khắp nơi để vẽ cảnh.

+ Vất vả thế á. Chả bù cho bọn tao, chả phải học hành mấy. 1 tuần học có gần 30 tiết (cả thực hành), học được gần 3 tháng đã kết thúc một số môn và chuẩn bị làm bài tập lớn.


Và tôi lại chợt nghĩ về câu nói của nó.

Năm trước, nó đã đỗ ĐH Nông nghiệp và 1 trường cao đẳng. Nhưng nó chọn trường cao đẳng để học. Và nó đã tiết lộ, nó sẽ thi lại... Để lựa chọn ĐH Xây dựng. Cuối cùng nó đã hoàn thành được tâm nguyện của nó.

+ Mày có điên quá không?
Tao quen 1 anh, học năm thứ 3 trường xây dựng. Anh ấy đã đi làm thêm lương 3tr / tháng. Tao thấy có tương lai.

Và khiến tôi suy nghĩ... năm thứ 3. Đi làm thêm đúng chuyên ngành lương 3tr / tháng. Chứng tỏ năng lực của anh ấy rất tốt.

Nếu đặt địa vị của một sinh viên bình thường, sau 1 năm nữa. Dấu hỏi chấm rất lớn dành cho mình "có làm việc được không?"

Một số câu trả lời thường gặp

- Chỉ đơn giản là thi qua môn còn chật vật, huống chi là đi làm thêm nữa. Thời gian ở đâu ra mà học.
- Làm á? Làm cái gì nhỉ. Tôi còn chả biết mình đang học cái gì. Thì đi làm cái gì trong ngành học của mình được chứ.
- Năng lực của mình đã đủ đâu. Hơn nữa đặc thù công việc đòi hỏi rất khác so với những gì được học.
- Hãy học tốt những gì được dạy trong trường ĐH, khi ra ngoài các công ty tuyển dụng bạn, họ sẽ đào tạo bạn để bạn có đủ khả năng làm việc...

Còn những câu trả lời rất ít gặp được là:

- Được chứ! Đi làm sẽ lấp trống thời gian rảnh (dành để ngủ, để chơi game, xem phim, đi chơi...) thay vào đó là một tư duy trong công việc và một phong cách công nghiệp.
- Sẽ khó khăn! Nhưng nếu đầu tư thời gian và có chiến lược học tập trong 1 quãng thời gian thì nhất định sẽ có đủ kiến thức... đủ để bắt đầu một công việc như thiết kế Web chẳng hạn.

Đó chính là tâm lý chung của những đứa bạn mà tôi quen biết. Đã có người chọn Thiên ngọc minh uy (sinh lợi) để học hỏi & làm thêm. Nhưng tất cả những người đó, đều đã nhận 1 chung 1 kết quả. Chỉ có 2 chữ "đi xuống". Đã có người kiếm việc làm thêm như gia sư, hoặc đi tìm việc đơn giản ở các công ty máy tính. Nhưng đều gặp phải những khó khăn nhất định. Và chưa từng thấy ai có ý định làm thêm đúng ngành học của mình, hoặc có dự định làm việc ở ngành học của mình.

Vì sao thế?

1. Tư tưởng ỷ lại - bị động - chậm tiến:

- Đến khi học môn Nhập môn tin học, mới học pascal.
- Đến khi kiểm tra lấy điểm 1 tiết mới ngồi code.
- Đến khi thi mới chịu ôn bài.

Đó là tư tưởng phổ biến, và chắc chắn sẽ là tư tưởng chung của đại bộ phận sinh viên. Thấy có bạn học khá hơn, không lấy đó làm điều "cay cú", hay "ganh tị" để phấn đấu mà tự phụ bằng những câu quen thuộc:

- Nó học trước mình từ lâu rồi nên giỏi thôi. Mình mà học lâu như nó thì cũng giỏi rồi. Kệ đi, chấp nhận.
- Nó được tạo điều kiện, có người hướng dẫn nên học khá hơn là đúng thôi. Biết sao được.

Thời gian trong 1 kỳ học là quá dài, kiến thức thì quá nhiều, nhưng bài học thì lại quá ít


Lại nhớ câu: "sinh viên cái gì cũng là tệ nhất". Vì có ai quản giáo đâu, ai cũng được "thả rông" tùy ý làm theo những gì mình muốn. Ở cấp III còn có bố mẹ thúc giục, bắt ép đi học mới chịu đi. Nhưng ĐH thì khác. Cũng chính vì lý do thời gian dành cho học tập ít nên thói quen ỷ lại, buông xuôi trở nên bành trướng. Bài học của một môn thì rất giới hạn, kiến thức rất rộng nằm ở các tài liệu tham khảo. Nhưng không được "chạm tới"...


Hầu hết những sinh viên có thành tích học tập cao, là những người vượt qua được cửa ải "tự thả rông mình". Một phần lớn là thói quen hình thành từ trước - thói quen "không học không chịu được", "không để thua ai", "tự tạo động lực"...

Càng nghiêm khắc với bản thân thì càng tốt. Càng dễ tính với mình thì càng tệ

vì vậy, muốn mình vượt trội. Phải có một lối tư duy khác biệt.

Tư tuy: Mình luôn luôn phải là số 1

- Khi mình thua kém người khác. Tuyệt đối đó là 1 điều sỉ nhục, phải phấn đấu bằng mọi giá.

Dám vứt bỏ thời gian đi chơi, vứt bỏ thời gian chơi game, thời gian ngủ nướng. Để đầu tư cho học, đầu tư cho số 1 của mình. Thì mới có thể vượt trội được.

Không vượt qua được ranh giới của chữ "chơi"' và chữ "học" thì mãi cũng chẳng khá lên được mấy. Có tiến cũng chỉ từng bước từng bước mà thôi.

- Khi mình đang ở số 1: Phải phấn đấu bằng mọi giá giữ vững vị trí, và tăng cường khoảng cách với người số 2.

Bạn là bạn thân, nhưng trong học tập... bạn sẽ là đối thủ mà bắt buộc mình phải vượt qua.

2. Khó

Tôi vẫn nhớ ngày lớp 10, tải về 1 phần mềm VF (Virtual Friend) - bạn chat ảo tiếng Việt. Do 1 anh sinh viên năm thứ 3 của trường ĐH bán công Tôn Đức Thắng viết.

VF "nói chuyện" với 1 cách rất ngộ nghĩnh. Tôi đã ngồi hàng giờ để nói chuyện với cái máy và vọc nó.

Tôi rất vui mừng khi anh đã gửi cho tôi xem mã nguồn của chương trình đó. Và thật thán phục anh ấy khi viết được 1 phần mềm "thông minh". Và chợt nghĩ, có lẽ mình phải phấn đấu cả chục năm thì mới bằng anh ấy được.

Tôi nhớ VF được viết bằng Visual Basic.NET trong bộ Visual Studio 2003.

Nhưng khi nói chuyện với anh, anh trả lời 1 câu làm tôi nhớ rất rõ:

- Viết nó không khó mà.

Câu nói khiến tôi phải suy nghĩ. Chức năng của nó thật tuyệt vời, thật thông minh. Nếu là tôi thì có lẽ tôi sẽ không bao giờ dám nghĩ tới việc viết nó. Vì nó vượt quá xa so với năng lực của mình.

Nhưng anh ấy cho biết: "Viết nó không khó"...

Anh ấy sẽ không nói dối, sự thực viết nó không khó chứ?

Và đến khi tôi hiểu được những dòng code của chương trình VF, thì tôi mới nhận ra, anh ấy đã nói đúng. Nó không quá khó viết, đầu tư thời gian với 1 kiến thức nhất định là có thể code được ra nó.

Và bài học tôi rút ra

Con đường nào cũng là khó đi, nếu chỉ biết đứng ngoài nhìn vào.

Không đi sao biết nó khó đi. Tại sao cứ dùng đôi mắt mà nhìn con đường đó rồi cho rằng nó khó đi. Đã đi đến đó chưa mà kêu nó khó đi.

"Học Java khó lắm. Tôi chả muốn, thôi chọn PHP cho lành. PHP dễ hơn mà."
- Đã học Java chưa mà biết nó khó. Hay chỉ nghe người ta nói là Java khó rồi tự mình cũng đồng ý là nó khó.

Nếu cái gì cũng nghĩ nó khó, rồi e dè khi đặt chân vào nó thì chỉ nhận được kết quả là "quay đầu là bờ" mà thôi.

Muốn mình vượt trội. Phải nhìn sự vật bằng ánh mắt "cái gì cũng không quá khó"

Học cũng không quá khó. Nghiên cứu công nghệ mới cũng không quá khó, vừa sức mình. Mình có thể làm được nếu đầu tư thời gian và có chiến lược nhất định.

- Đã có người làm được một phần mềm chat, thì tôi cũng sẽ phải làm được. Đã có người thiết kế được 1 website rất đẹp, chức năng phong phú, cao cấp -> tôi cũng có thể làm được nếu lên kế hoạch và đầu tư thời gian.
--- Chuyện của 1 năm trước ---
- "Mày lên nhà sửa hộ chú cái máy tính giúp chú với. Chẳng hiểu tại sao chú gõ dấu mà nó chẳng ra"... Tôi lặng lẽ sang nhà 1 ông chú hàng xóm, chỉ bấm tổ hợp phím Alt + Z để bật chức năng gõ tiếng Việt của Vietkey lên. Thế là 1 lỗi đã xong. Ông chú hàng xóm cảm phục khi thấy vừa mới đi học ĐẠI HỌC được vài tháng mà tôi đã trở thành 1 kỹ thuật viên máy tính giỏi trong mắt mọi người.

Chú ấy có 1 đứa con, năm nay lên lớp 11, thế là cũng chuẩn bị cho nó chọn ngành để định hướng trường mà nó sẽ thi Đại học. Chú nấn ná hỏi tôi:

- Cái ngành tin học này cháu theo, cháu thấy được chứ?

Tôi ngậm ngùi:

+ "Dạ! Cũng được chú ạ. Nhìn chung là sẽ làm được nhiều thứ. Từ sửa máy tính, bán máy tính đến thiết kế mấy cái mẫu quảng cáo, thiết kế ảnh, hay thiết kế 1 hệ thống máy tính, hay làm ra 1 phần mềm gõ tiếng Việt, hay làm ra 1 phần mềm quản lý ... rất đa dạng." - Tôi nói vanh vách hệt như 1 chuyên gia CNTT - những thứ mà tôi đọc được trước khi thi ngành CNTT.

- "Vậy năm đầu họ đã dạy cháu nhiều thứ như vậy rồi à. Sửa máy thành thạo thế cơ mà"...

Đến lúc nghe thấy câu này thì tôi mới đặt ra một dấu hỏi chấm rất lớn cho bản thân mình - câu hỏi mà suốt 1 học kỳ trên trường ĐH tôi chưa kịp hỏi mình...

- "Mình đã học được những gì thế nhỉ?"

Và đến tận bây giờ, tôi vẫn luôn tự hỏi mình: "Mình đã học được những gì?"

Và chắc chắn phần lớn mọi người đều gặp phải 1 câu hỏi: 

"Mình đã học được những gì? Những thứ mình học được dùng để làm gì?"

Tôi đố các bạn học Pascal mà đi sửa máy tính được, tôi đố các bạn học thiết kế Photoshop xong mà code được 1 chương trình liệt kê số nguyên tố. Tôi  cũng đố các bạn học xong ngôn ngữ lập trình C mà ngồi quản trị hệ thống CSDL được.

3. Hãy biết mình đang học ... để làm việc:

Vấn đề rất lớn mà ai ai cũng gặp phải

Học một đằng, làm một nẻo
Hay

Chả biết mình sẽ làm gì khi tốt nghiệp
Tôi dành cho bạn 1 lời khuyên nho nhỏ, hãy tìm hiểu một số thông tin tuyển dụng về chuyên ngành mà mình đang theo học. Và hãy nhìn vào mục YÊU CẦU CHUNG của thông tin tuyển dụng đó. Từ đó tổng hợp lại thành 1 Categories (danh mục) những công việc mà mình có thể làm sau khi tốt nghiệp.

Từ đó tìm hiểu từng công việc cụ thể, yêu cầu của từng công việc.

hãy

Làm gì học nấy


Vì sao phải xã hội hóa giáo dục, một phần trong số những mặt tích cực của nó chính là để các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực. Từ đó nguồn nhân lực được định hướng theo đúng nhu cầu tuyển dụng, tạo nên một nguồn nhân lực chất lượng phục vụ hiệu quả quá trình hoạt động của chính doanh nghiệp.

Nếu bạn hỏi: "Thế muốn có một tương lai sáng lạn, tôi phải chờ một doanh nghiệp tham gia vào trường mình, định hướng cho mình?"

Tôi sẽ trả lời: "Hãy làm thế, hãy chờ đợi khi bạn là một người lúc nào cũng thụ động, chỉ biết trông mong"

Việc tìm hiểu nhu cầu của công việc tương lai, không chỉ giúp bạn nhìn thấy lối đi đúng đắn cho mình, giúp bạn có gấp đôi thời gian trau đồi kiến thức mà còn giúp bạn tự tin hơn rất nhiều - nhân tố cực kỳ quan trọng trong khi phỏng vấn xin việc và quá trình thăng tiến.
Hãy thử trải nghiệm và cảm nhận nhé!

Tôi cũng đã từng tham gia 1 số buổi giao lưu, trong đó có sự có mặt của đại diện một số doanh nghiệp trong ngành  CNTT. Khi được hỏi về việc định hướng nghề nghiệp. Những câu trả lời mù mờ mà chúng tôi nhận được đều là:

- Hãy học đi thật vững, rồi các bạn sẽ được học chạy khi đi xin việc ở các doanh nghiệp. (Học đi chính là học những gì mà bạn được học trong giáo trình Đại học, học chạy chính là tiếp cận các công nghệ ứng dụng trong công việc)

Hãy nhìn câu hỏi:
- Chúng em rất muốn biết mình sẽ làm gì khi ra trường và sẽ phải học như thế nào để tốt nghiệp có một công việc tốt.
+ Hãy học đi thật vững, rồi các bạn sẽ được học chạy khi đi xin việc ở các doanh nghiệp.

Thoạt nhìn thì đây đúng là 1 câu trả lời hoàn hảo, nhưng thực chất nó chưa giúp chúng ta hiểu ra được 1 vấn đề: Làm sao để có thể học đi thật vững. Vì đâu có cái đích cho tôi đi đến.
Tôi dám chắc chắn với các bạn rằng nếu cho tôi 1 cái đích, 1 mục tiêu tôi sẽ làm tốt hơn hẳn với việc cứ vừa đi vừa dò đường và chả biết mình đang đi ở đâu, sẽ đến đâu.

Vì đơn giản 1 điều, học đâu chỉ lấy kiến thức. Chúng ta còn học cả khả năng tư duy đặc thù cho từng chuyên ngành. Nếu tôi học về CSDL, với đặc thù của việc phân tích thiết kế hệ thống - tôi sẽ học 1 hướng khác. Nhưng với đặc thù của việc quản trị CSDL thì tôi sẽ học theo 1 hướng khác.

Có bao nhiêu cái hướng cho 1 môn, và sẽ có bao nhiêu môn trong 1 chương trình đào tạo. Tôi sẽ đi đâu?

Chính vì không được định hướng cho công việc rõ ràng nên cái đích của phần lớn sinh viên hiện nay là ĐIỂM.

Học vì điểm ư??? Tôi chắc chắn với các bạn rằng, với 1 đề cương của 1 môn học. Với 1 số câu hỏi ôn tập nhất định, tôi chả cần lên lớp suốt 1 học kỳ, chỉ cần 1 tuần trước khi thi. Tôi cũng đủ sức vượt qua kỳ thi đó. Và bạn cũng thế!

Học như thế, giỏi được sao?

---- Trích từ bài viết http://www.thongtincongnghe.com/article/7246
Trao đổi với TS. Đồng Thị Bích Thuỷ, giám đốc trung tâm tin học của đại học Khoa học tự nhiên TP.HCM nói: “Tôi đang quan ngại về chất lượng của các cử nhân, kỹ sư ngành CNTT cho dù họ tốt nghiệp từ một trường đại học danh tiếng nào đó trong nước. Lỗi này không chỉ của sinh viên mà chính là lỗi của cả hệ thống giáo dục từ cấp cơ sở”. Theo TS. Thuỷ, hiện naysinh viên chạy theo điểm số nên năng lực tư duy, phản biện yếu; chỉ khoảng 10% số sinh viên tốt nghiệp đúng với trình độ.


----
Đọc tiếp...

Để tập trung hơn khi vào ĐH

Để tập trung hơn khi vào ĐH
Phần lớn sinh viên thú nhận khi học rất dễ mất tập trung, và luôn cảm thấy uể oải. Đâu là nguyên do và giải pháp khắc phục?
Vì sao sự tập trung giảm dần khi lên đại học?


Vào đại học luôn là mục tiêu lớn nhất của đa số các học sinh trung học phổ thông. Nhưng khi đã trở thành sinh viên rồi, họ mới hiểu rằng, để ngồi được trên giảng đường 4 năm và tốt nghiệp với một tấm bằng loại khá đôi khi gian nan hơn việc thi đại học rất nhiều.
Nhiều bạn sinh viên than thở: “Chỉ khi kì thi đến gần, mình mới học lấy học để. Còn bình thường, không hiểu sao mình chẳng thể nào tập trung được. Dù đã là sinh viên được hơn một học kì nhưng mình vẫn chưa thích nghi với môi trường học hiện tại
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tập trung giảm dần:
* Lên đại học, các sinh viên phải tự tìm tòi nghiên cứu là chính. Nếu không được đốc thúc, không có động lực cụ thể, không ai động viên học tập, thì sẽ trở nên lười biếng và mất hứng thú học tập lúc nào không hay
* Chưa thích nghi với môi trường mới, ở xa nhà nên luôn nhớ về những kỉ niệm xưa cũ. Đôi khi chỉ cần một lời giảng rất đỗi bình thường của thầy cô cũng khiến tâm hồn họ “mơ về nơi xa lắm”
* Sinh viên luôn phải học liên tục hai, ba tiếng đồng hồ, chỉ nghỉ giải lao ngắn khoảng 15-20 phút. Việc học cao độ cộng với kiến thức tiếp thu quá nhiều trong đầu sẽ dẫn đến bão hòa và đuối, càng về sau càng không thể tập trung
* Cảm thấy chán, không hứng thú với môn đang học và tự hỏi không biết học để làm gì. Giảng viên phân tích quá sâu và quá kĩ trong khi sinh viên không đủ thời gian hệ thống hóa lại các kiến thức đã được tiếp thu
* Không hiểu sẽ dẫn đến chán, và chán sẽ khiến sinh viên mất tập trung. Càng mất tập trung lại càng không hiểu. Vòng luẩn quẩn cứ thế lặp lại và sự tập trung cứ thế mà giảm dần…
Cách khắc phục
Khi đã tìm ra được nguyên nhân dẫn đến mất tập trung thì ta hãy khắc phục ngay từ chính những nguyên nhân đó
Bằng cách:
+ Tạo động lực bằng việc thi đua với bạn bè, cố gắng đưa ra những mục tiêu và công khai cho mọi người thấy (khi bạn đã công khai thì mọi người đều chứng kiến, như thế bạn mới có thể phấn đấu đến nơi đến chốn): ghi những dòng quyết tâm lên status, bỏ Facebook, hạn chế tán gẫu tại các diễn đàn…
+ Hòa nhập hơn với bạn bè, lắng nghe họ, cười với họ và chia sẻ cùng họ những trải nghiệm, tâm sự của mình… Khi có nhiều bạn và cởi mở với họ, bạn sẽ cảm thấy yêu đời hơn rất nhiều và mỗi ngày lên giảng đường là một niềm vui đối với bạn
+ Khi đang nghe giảng nên tắt điện thoại và cất đi. Việc để điện thoại trên mặt bàn chỉ khiến bạn có xu hướng nhắn tin, lướt web, nghe nhạc…
+ Khi mệt mỏi, hãy nghỉ một chút. Không nên quá cầu toàn. Nhiều sinh viên thường cố gắng tập trung cao độ dẫn đến tinh thần mệt mỏi, nên thường chỉ tập trung được khoảng thời gian đầu, về sau đuối dần
+ Không nên mang laptop theo khi đi học. Đối với các môn thực hành, mang laptop là rất tốt, nhưng nếu chỉ học những môn liên quan đến lý thuyết, thì nên tập trung lắng nghe hơn. Ngồi bàn đầu và ngồi chung với những bạn chăm học. Nhìn xung quanh thấy ai cũng chăm chú, tự khắc bạn sẽ có hứng
+ Nên đọc sách trước ở nhà khi rảnh
+ Tìm hiểu thêm những thông tin, kiến thức bên ngoài để tích cực trao đổi, thảo luận trên lớp
+ Thay vì bỏ phí hàng giờ đồng hồ để lên mạng và rồi không biết mình phải làm gì tiếp theo, hãy hoàn thành những việc lặt vặt còn dang dở: lau bàn ghế, tưới cây, giặt quần áo… Tự khắc bạn sẽ bị cuốn vào những công việc đó và hăng say làm, hứng thú chơi bời sẽ giảm. Bạn sẽ dễ dàng ngồi vào bàn học hơn.
+ Tránh ghi chép quá nhiều. Chỉ cần ghi những điều không có trong sách vở và bạn cảm thấy đáng để nhớ. Ghi chép nhiều sẽ khiến bạn xao nhãng, và khi đã xao nhãng thì dù cố tập trung đến mấy vẫn không hiểu được giảng viên đang truyền đạt điều gì
+ Ghi ra những nỗi lo trong đầu của bạn, từ chuyện bạn bè, gia đình, tình cảm, quá khứ và tương lai… Ghi hết ra trong một tờ giấy và tự nhủ: “Sẽ giải quyết sau khi học xong”. Đang học mà cứ nghĩ đến những chuyện không đâu, vừa mất thời gian, vừa không giải quyết được gì, lại còn làm cho năng suất học tập giảm sút
+ Hạn chế nhìn đồng hồ và đừng trông đợi, hy vọng những điều khó có thể xảy ra: trường cúp điện, giảng viên vắng mặt, được về sớm… Điều đó chỉ càng khiến bạn mất tập trung mà thôi
Đọc tiếp...

Cha đã quên




Con trai yêu quý, con hãy nghe những lời ân hận của cha đây. Cha đã lẻn vào phòng con khi con đang chìm vào giấc ngủ trẻ thơ. Nhìn kìa, một tay con đặt dưới gò má, những lọn tóc hung đẫm mồ hôi bám chặt vào vầng chán ẩm ướt. Chỉ cách đây vào phút thôi, khi cha ngồi trong phòng đọc sách và xem lại bài viết của mình, nỗi hối hận chợt dâng ngập hồn cha. Và cha đã chạy ngay đến phòng con để nói lời xin lỗi. 

Con ơi, cha đã tức giận, quát mắng khi con cầm khăn lau mặt qua quýt trong lúc thay quần áo đi học, lúc con để đôi giày dơ bẩn hay thấy con vứt vật dụng lung tung trong nhà.

Cha luôn chăm chăm nhìn thấy toàn lỗi lầm của con. Buổi sáng cha thấy con không ngăn lắp khi ngủ dậy, lại còn ăn uống vội vàng và lấy quá nhiều thức ăn vào đĩa. Vì chỉ nhìn thấy lỗi lầm nên khi con chào cha xin phép ra ngoài chơi, cha chỉ cau mày và trả lời cộc lốc không chút thiện cảm: "Hừm! Liệu mà về sớm đấy!".

Buổi chiều, cha cũng tức giận với những sơ suất của con. Khi thấy đôi vớ của con rách, cha đã làm con phải mất mặt trước bạn bè khi lôi con về nhà. Con thật sự đã làm cha rất giận dữ vì đã không tiết kiệm, không chịu giữ gìn những món đồ mà cha đã phải vất vả làm việc và dành dụm mua cho con.

Khi cha đang đọc báo, con rụt rè bước tới ngước nhìn cha với ánh mắt ngây thơ trong sáng, cha lại quát lên: "mày muốn cái gì?". Và trái tim cha đã xúc động biết nhường nào khi con chỉ im lặng chạy đến, vòng đôi tay bé bỏng ôm cổ cha thật chặt với tất cả yêu thương trìu mến rồi lại chạy biến thật nhanh ra ngoài.

Con thương yêu! Con có biết không, tờ báo đã rời khỏi tay cha trong yên lặng và một nỗi sợ hãi lẫn đau xót nghẹn ngào xâm chiếm cõi lòng cha. Cha đã làm gì thế này? Cha đã biến mình thành một người cha suốt ngày chỉ săm soi tội lỗi của con mình. Một người cha chỉ toàn tìm kiếm những cái xấu của con đẻ chê trách - và đây lại là phần thưởng mà cha dành cho con như là một đứa trẻ ư? Cha chỉ muốn con phải thế này thế nọ, cha chỉ muốn con phải cư sử như người lớn. Cha đã đo con bằng cây thước dành cho một người trưởng thành, bằng cả những năm tháng tuổi đời và sự trải nghiệm già dặn của cha.

Con yêu của cha! Trong khi cha nhìn con bằng đôi mắt già cỗi và muộn phiền, đầy sự thành kiến , soi mói ấy, cha chẳng thèm biết đến những cái tốt, điều hay và sự chân thành, hồn nhiên trong tư chất của con. Trái tim nhỏ bé của con nồng ấm và to lớn như ánh dạng đông đang tặng bao tia nắng ấm cho những ngọn đồi bao la. Con đã hồn nhiên lao vào hôn chúc cha ngủ ngon mà không hề vướng bận việc cha đã la mắng con cả ngày và hằn học với con vì những lí do không chính đáng.

Con thương yêu! Cha không thể đợi thêm được nữa. Cha phải nhanh chóng bước đến bên con, quỳ xuống cạnh chiếc giường nhỏ bé và nhìn gườn mặt thơ ngây của con trong giấc ngủ với một niềm ân hận vô cùng.
Có thể, con còn quá bé bỏng để hiểu những cảm xúc đang tràn ngập trong cha. Cha hứa với con, ngay từ giây phút này, cha sẽ trở lại là người cha đich thực và luôn biết trân trọng tình yêu của con ngay cả trong những giây phút nóng giận bừng bừng. Cha sẽ là người bạn trung thành của con, sẽ đau khổ khi con gặp bất hạnh, sẽ vui cười khi con gặp may mắn , sung sướng. Cha sẽ cắn chặt môi đẻ không thốt ra những lời gắt gỏng mỗi khi con quỷ giận dữ trỗi dậy trong lòng cha. Cha sẽ tự bảo mình rằng con vẫn còn bé bỏng.

Ôi, hình như cha đã nhìn đứa con thơ dại của cha như nhìn người trưởng thành thực sự. Giờ đây, nhìn con cuộn mình trong chăn và mệt mỏi ngủ yên trên chiếc giường bé xíu, cha chợt nhận ra rằng con chỉ là một đứa bé thơ ngây. Sáng sáng, con vẫn nũng nịu trong vòng tay chìu mến cuả mẹ. Mái tóc tơ mềm mại của con còn vướng víu trên bờ vai mẹ, cần được che chở trong cảm giác được yêu thương. Vậy mà, cha đã đòi hỏi ở con quá nhiều. . .


Trích từ  cuốn sách  của Dale Carnegie.
Đọc tiếp...

Nghĩ gì khi bạn buồn


Chẳng có gì là mãi mãi...điều gì rồi cũng đến hồi kết.... Bất kể chuyện gì, khi tới giới hạn rồi cũng kết thúc..... Nhưng...giới hạn đó là ở đâu? Con người chẳng thể "bỏ" cái giới hạn đó.... Nhưng họ lại"thay đổi" được nó... Bằng yêu thương....bằng điều gì, tôi không rõ.... Nhưng bạn sẽ thay đổi được nếu bạn cố gắng hết mình và không buông xuôi phó mặc số phận.... Vì đơn giản...chẳng có gì là số phận... Chính bạn là người tạo ra số phận của bạn.... Cuộc sống của bạn...nụ cười hay nước mắt... Là do bạn quyết định.... 

Khi yêu thương xa khỏi tầm tay với..... Bạn nên vui hay nên buồn? Hãy tự nhìn lại tất cả... Bạn đã sống hết mình, yêu thương hết mình chưa? Nếu bạn đã làm vậy rồi, thì bạn sẽ buồn...nhưng bạn sẽ chẳng hối hận... Vì bạn đã làm được tất cả những gì bạn có thể.... Vì thế hãy cứ nhẹ nhàng mà bước tiếp nhé.... Cho đôi chân nghỉ ngơi, để rồi lại bước tiếp.... Hãy nhớ rằng....phía trước không có ánh sáng....không có nghĩa là phái cuối con đường không có ánh sáng.... Hãy tin rằng, luôn có ai đó chờ đợi bạn nơi phía cuối con đường..... Nếu bạn chưa làm được ư.... Thì giờ là lúc để bạn bắt đầu làm vậy đó.... Đừng nhìn lại quá khứ hay hối tiếc quá nhiều... Vì bạn đâu thể thay đổi được điều gì trong quá khứ? Hãy sống tốt, trân trọng những gì mình đang có... Để bạn sẽ chẳng bao giờ phải hối tiếc nữa.... Con người hãy sống với hiện tại thay vì cứ nhìn đau đáu vào quá khứ hay mải mê toan tính cho tương lai.... Vì tương lai là bao giờ?

Ai cũng có những nỗi buồn.... Ai cũng có những lúc muốn gục ngã và bỏ cuộc... Nhưng có những người đủ tỉnh táo và khôn ngoan để nhận ra điều gì là nên làm lúc này, có người lại không...... Ngày tôi cất bước ra đi...thực sự tôi đã hối hận...Hối hận vì tôi đã từ bỏ bao yêu thương...để đón nhận một thứ được gọi là "tham vọng" và chính tôi không biết tham vọng lúc đó của tôi là gì.... Nhưng rồi tôi hiểu.... Chẳng có sự thất bại, cho dù là bạn đi ngã rẽ nào... Mỗi con đường sẽ dẫn đến một kết thúc khác nhau... Cho dù bạn chọn con đường nào, thì chỉ cần đi hết con đường đó, bạn đã chiến thắng.... Bạn chỉ thất bại khi bạn bỏ cuộc mà thôi..... 

Con đường tôi đã chọn, thì dù thế nào tôi cũng sẽ đi hết... Được gì và mất gì, tôi sẽ không đặt lên bàn cân nữa... Vì tôi đã lựa chọn rồi và tôi chẳng thể thay đổi gì...Nhưng tôi có thể làm mọi thứ tốt hơn..... Những lúc mệt mỏi và gần như gục ngã... Tôi nghĩ như vậy đấy... Để nhẹ lòng hơn... Và lại bước tiếp

Sưu tầm
Đọc tiếp...

Người giỏi không phải là người làm tất cả

Cho dù xuất phát từ nhiều ngành nghề khác nhau, nhu cầu và mục tiêu cũng rất khác nhau, nhưng tất cả mọi người đều mong muốn tìm ra giải pháp cho những khó khăn mà họ (hay tổ chức của họ) đang gặp phải. Những vấn đề của các tổ chức thường rất đa dạng và phong phú – thế nhưng điều mà thường gặp nhất đó là họchưa được trang bị các kỹ năng giao việc cần thiết – một trong những yếu tố không thể thiếu của một nhà quản lý hiệu quả.

Có người cảm thấy kiệt sức vì công việc, có người lại muốn tìm cách ứng phó với những nhân viên khó bảo. Mặc dù “triệu chứng” khó khăn của mỗi người là rất khác nhau, thế nhưng tất cả họ đều đang cần đến một “loại thuốc điều trị”: đó là cách ủy thác công việc sao cho quy trình tổng thể được hiệu quả hơn.

* Tên sách: Người giỏi ko phải là người làm tất cả
* Tác giả: Donna M Genett
* Thời gian: 55 phút
* Đọc bởi: GiangMJ




Đọc tiếp...

Bí quyết để đạt được ước mơ

Cuốn sách “Bí quyết để đạt được ước mơ” sẽ giúp bạn xác định những rào cản khiến mình không thể đưa ra lời yêu cầu – và đề xuất những cách đơn giản để vượt qua chúng. Với nhiều câu chuyện thú vị và sâu sắc của những con người đã đạt được thành công bằng việc nêu lên yêu cầu. Cuốn sách này sẽ mang đến cho bạn cách thay đổi cuộc sống – bất kể bạn đang gặp phải trở ngại nào. Và nhờ đó, bạn sẽ có được một cuộc sống như mong đợi – một kho báu không phải từ cây đèn thần mà xuất phát từ trái tim.

Phần 1


Phần 2

Đọc tiếp...

Phân quyền trong winform áp dụng theo mô hình 3 lớp

Một vài người bạn có hỏi mình cách làm form phân quyền nên mình xin mạn phép share cái demo mình làm từ hồi còn mải mê tìm hiểu winfrom... Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình C# và SQL Server, sử dụng mô hình 3 lớp...
Link download: http://www.mediafire.com/?72im00d4dc4nrxh
Yêu cầu kỹ thuật:
- Sử dụng Visual Studio 2010 để mở project
- Sử SQL Server bản 2005 trở lên để backup CSDL.
Tài khoản Admin:
ID: admin 
Pas: buithedo 

Chúc các bạn thành công
Đọc tiếp...

[Source + báo cáo] Phần mềm Sổ đầu bài điện tử

Tèn tèn, vậy là xong cái đồ án. Cơ mà cái DISK lên tới 200MB, nên thui đành bỏ các thành phần phụ đi, giữ lại cái này, chỉ 20MB thui:

Note:
 - Đọc kỹ trong file SETUP/readme.txt để cài đặt và chạy chương trình.
 - Sử dụng visual studio 2010 để mở source
Đọc tiếp...

Mã hóa đồng cấu trong bỏ phiếu bầu cử



Link download báo cáo và chương trình Demo:

      http://www.mediafire.com/?27ed16vdgbrtht3

     
     Tài khoản admin:
                TK: admin
                MK: buithedo
     

Ứng dụng hệ mã hóa đồng cấu Elgamal cho loại bỏ phiếu có/ không

a)    Bài toán

Cần lấy ý kiến về một việc nào đó, cử tri phải ghi vào lá phiếu: đồng ý (1) hay không đồng ý (0). Nội dung lá phiếu được mã hoá và gửi về Ban kiểm phiếu. Vấn đề là Ban kiểm phiếu tính kết quả bỏ phiếu như thế nào, trong khi không biết nội dung từng lá phiếu ? (Vì chúng đã đượcmã hoá).

b)    Giải quyết

b.1 Cử tri ghi ý kiến vào lá phiếu
          Giả sử có 4 cử tri tham gia bỏ phiếu là V1,V2, V3, V4. Lá phiếu tương ứng của họ ghi: v1 = 0 (không đồng ý), v2 = 1 (đồng ý), v3 = 1, v4 = 0.
Chọn phần tử sinh g =3, hệ mã hoá Elgamal được sử dụng ở đây với các khoá như sau:
Khóa bí mật a = 2, khóa công khai h = ga =32 = 9.
Mỗi cử tri Vi, chọn khóa ngẫu nhiên bí mật k đề mã hóa lá phiếu m của mình thành (x, y) = (gk, hk gv).
b.2  Cử tri mã hóa lá phiếu
                       V1 mã hóa lá phiếu của mình như sau và gửi tới Ban kiểm phiếu:
V1 chọn ngẫu nhiên k1  = 5, mã hóa v1 = 0 thành (x1, y1) = (35, 95 * 30 ) = (35, 95).
             V2 mã hóa lá phiếu của mình như sau và gửi tới Ban kiểm phiếu:
V2 chọn ngẫu nhiên k2 = 3, mã hóa v2 = 1 thành (x2, y2) = (33, 93 * 31 ) = ( 33, 93 * 3).
   V3 mã hóa lá phiếu của mình như sau và gửi tới Ban kiểm phiếu:
V3 chọn ngẫu nhiên k3 = 3, mã hóa v3 = 1 thành (x3, y3) = (33, 93 * 31 ) = (33, 93 * 3).
   V4 mã hóa lá phiếu của mình như sau và gửi tới Ban kiểm phiếu:
V4 chọn ngẫu nhiên k4 = 7, mã hóa v4 = 0 thành (x4, y4) = (37, 97 * 30 ) = (37, 97 ).  
b.3  Ban kiểm phiếu tính kết quả
          Ban KP không cần giải mã từng lá phiếu, vẫn có thể tính được kết quả bỏ phiếu bằng cách tính nhân các lá phiếu đã được mã hóa:
(x1,y1)*(x2,y2) = (x1x2, y1y2) = (g k1+k2, hk1+k2  gv1+v2).
Theo tính chất đồng cấu thì tích của phép nhân trên chính là kết quả bỏ phiếu. Cụ thể tích của 4 giá trị lá phiếu đã được mã hóa là:
(X, Y) = (Πxi , Πyi) = (gk1+k2+k3+k4 , hk1+k2+k3+k4 g v1+v2+v3+v4) = (318, 918 * 32).
Giải mã (X, Y) bằng cách tính:
= gv =Y/a = 918 *32 /(318)32
Như vậy số phiếu đồng ý (ghi 1) là 2.
Đọc tiếp...

2017

2017

2016

2016

2015

2015

2014

2014

2013

2013

2012

2012

Người giỏi phông phải là người làm tất cả

Đắc nhân tâm

Bí quyết để đạt được ước mơ - p1

Bí quyết để đạt được ước mơ - p2